Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


100 năm bóng đá Việt Nam: Phạm Huỳnh Tam Lang gắn bó cả đời cùng sân cỏ

Phạm Huỳnh Tam Lang mê bóng đá từ khi còn học trường tiểu học Gò Công cùng quê với các danh thủ SMũi tên vàng⬝ trung phong Nguyễn Văn Tư và hậu vệ lừng lẫy một thời Dương Văn Quới.

Phạm Huỳnh Tam Lang mê bóng đá từ khi còn học trường tiểu học Gò Công cùng quê với các danh thủ “Mũi tên vàng” trung phong Nguyễn Văn Tư và hậu vệ lừng lẫy một thời Dương Văn Quới.


Cách trường chỉ vài trăm mét là sân banh, cậu nhóc Tam Lang gần như sau mỗi buổi học đều cùng các bạn kéo nhau quần thảo trên sân cỏ. Tam Lang sớm có chân trong đội tuyển bóng đá của trường ở những trận giao hữu với các đội thiếu niên khác, chuyên giữ vai trung vệ, tuy cũng có lúc được đôn lên chơi trên hàng tiền đạo.

Xong tiểu học, Tam Lang lên Sài Gòn theo học tại trường Pétrus Ký (nay là Lê Hồng Phong) và lập tức đăng ký chơi bóng đá tại trường. Anh gặp hai điều kiện thuận lợi: ngay sau trường Pérus Ký là sân Lam Sơn hết sức tiện cho việc rèn luyện bóng đá, và thầy dạy thể dục thể thao trong trường là thầy Khê, cựu danh thủ bóng đá miền Bắc trước đây. Sau khi coi giò coi cẳng các học sinh đăng ký chơi bóng đá, chỉ qua 1 đợt kiểm tra thầy Khê đã phát hiện ra tài năng của Tam Lang. Từ đó ông để tâm chăm chút từng chút để cậu học trò nhỏ sớm trưởng thành.

Năm 1958, vừa 16 tuổi (anh sinh ngày 14/02/1942), Tam Lang có tên trong đội tuyển của trường dự giải học sinh Sài Gòn và học sinh toàn quốc. Khi ấy, Pétrus Ký là một trong những trường nổi tiếng cả về học giỏi lẫn đá banh cừ, cùng với các trường Taberd, Tân Thịnh, Kỹ thuật Cao Thắng⬦Đã khá lâu, nên ngay Tam Lang cũng không nhớ rõ trường anh có đoạt giải hay không. Có điều, qua  những lần dự giải ấy, anh đã trưởng thành nhiều trong bóng đá và trong số lớp học sinh trung học chơi banh tại Sài Gòn khi ấy, chỉ mình Tam Lang sau này trở thành cầu thủ quốc gia nổi tiếng, gắn bó cả đời với bóng đá.
Với tài nghệ của mình, Tam Lang tiến khá nhanh: Năm 1960, anh được tuyển vào đội tuyển thiếu niên miền Nam, cùng một chỗ trên băng dự bị của đội tuyển miền Nam. Cũng vẫn như hồi còn chơi cho đội bóng tỉnh nhà Gò Công, anh chơi vai trung vệ là chính, chỉ đôi khi thiếu người mới vào vai tiền vệ phải. Cao 1m68, nặng gần 60kg, anh có khổ người phù hợp với vai này. Cũng trong năm 1960, anh chơi cho đội Ngôi Sao Chợ Lớn, một đội bóng không mấy tên tuổi, trước khi về làm việc cho Ngân hàng Việt Nam Thương Tín và đá cho đội này. Đến 1962, anh đầu quân về AJS và chơi cho AJS suốt hơn mười năm đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Thời gian ấy, Phạm Văn Hiếu, tuy chơi vẫn hay trong vai trung ứng ở đội tuyển, nhưng đã có dấu hiệu chựng lại vì tuổi tác, và Tam Lang sẵn sàng thay thế bậc đàn anh khi cần thiết. Qua năm 1962, Hiếu giã từ sân cỏ và Tam Lang chính thức đảm nhiệm vai trò này, bên cạnh anh là Đực II hoặc Mỏng, về sau là Mộng. Đến giữa những năm 60 thế kỷ trước, khi chiến thuật WM trở nên lỗi thời, anh chơi vai libero (trung vệ tự do) rồi gắn bó với vai này cả đời cầu thủ.
Tam Lang còn mang băng đội trưởng của đội tuyển bóng đá miền Nam sau khi Nguyễn Ngọc Thanh giã từ sân cỏ.
Sau 30/04/1975, anh chỉ nghỉ chơi bóng trong thời gian rất ngắn, rồi ngay khi bóng đá đỉnh cao hồi sinh tại Sài Gòn, anh đá cho đội Cảng Sài Gòn cho tới khi chuyển qua HLV, cũng chỉ gắn bó với đội này. Thực ra, từ 1978-79, anh đã dần dần nhường lại cho lớp trẻ, vừa đá bóng vừa phụ tá cho HLV Sự của đội Cảng.
Đầu năm 1980, Tam Lang tạm nghỉ đá bóng một thời gian do bệnh gan, nhưng vừa hết bệnh, anh lập tức trở lại với bộ môn thể thao mình ưa thích. Qua 1981, anh được đi học HLV tại Leipzig (CHDC Đức). Tại nước bạn, anh học lý thuyết ít tháng, rồi thực hành tại đội ngoại hạng Locomotiv (Xe lửa) Leipzig, đến tháng 9/1982 mới về nước, đảm nhiệm chức HLV trưởng của đội Cảng Sài Gòn.
Cũng trong thập niên 1990, Tam Lang còn làm phụ tá HLV đội tuyển quốc gia cho một số HLV nước ngoài như các ông Murphy, Riedl, Dido, nhờ vậy anh học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.
Trong đời cầu thủ, Tam Lang từng góp sức cùng đồng đội đoạt HCĐ, HCB SEAP Games, VĐ Cup Merdeka 1966, được chọn vào đội tuyển châu Á (cùng với danh thủ Đỗ Thới Vinh). Trong vai trò HLV, Tam Lang đưa đội Cảng Sài Gòn đoạt chức VĐQG, Cúp Quốc gia.
 
Nguồn: VFF