“Em muốn thành Công Vinh, Quang Hải…”
Trở thành Công Vinh, Quang Hải, thậm chí là thủ môn gốc Ukraina Đinh Hoàng La… là ước mơ của rất nhiều cậu bé trong số 120 em vừa trúng tuyển vào khóa đầu tiên lớp đào tạo tài năng bóng đá trẻ, do Quỹ Đầu tư và Phát triển bóng đá Việt Nam (PVF) tiến hành tuyển chọn.
Trở thành Công Vinh, Quang Hải, thậm chí là thủ môn gốc Ukraina Đinh Hoàng La… là ước mơ của rất nhiều cậu bé trong số 120 em vừa trúng tuyển vào khóa đầu tiên lớp đào tạo tài năng bóng đá trẻ, do Quỹ Đầu tư và Phát triển bóng đá Việt Nam (PVF) tiến hành tuyển chọn.
PVF đã chọn lọc được 120 em ưu tú nhất từ 21 tỉnh thành. |
“Ngượng” vì đôi giày
PVF là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận và được thành lập từ sự hợp tác của Quỹ Thiện tâm (thuộc Công ty CP Vincom), Công ty CP Đầu tư và Thương mại PFV và Công ty CP Du lịch Vinpearl Land. Từ tháng 3 đến tháng 5 vưa qua, PVF đã tiến hành thi tuyển trên diện rộng, ở 21 tỉnh thành phố trên cả nước và đã sàng lọc ra 120 em cho khóa đầu tiên. Lớp đào tạo này hiện được tổ chức tại Trung tâm Thể thao – Giải trí Thành Long, TP.HCM.
Trần Trung Hiếu, 13 tuổi, đến với lớp đào tạo từ tít ngoài miền quê cát nắng Quảng Trị. Cậu học trò lớp 7 này vẫn chưa hết bỡ ngỡ khi được trúng tuyển. “Ở ngoài quê em nghe bạn bè nói về cuộc thi này nên đăng ký. Ba mẹ cũng đồng ý vì biết em thích chơi bóng đá từ bé và muốn trở thành cầu thủ. Được trúng tuyển em vui lắm”, Hiếu hồ hởi nói.
Đầy vẻ tự hào vì đã vượt qua hàng trăm thí sinh để cùng 21 bạn cùng lứa ở Quảng Trị vào học, Hiếu cho biết kỳ thi không hề dễ dàng bởi phải qua 3 vòng thi gồm các bài kiểm tra kỹ thuật cơ bản, chuyền – sút, và tâng bóng. “Các thầy kiểm tra kỹ lắm. Nhờ đá cho đội tuyển trường nên em cũng biết chút ít về các kỹ thuật đá bóng và thực hiện được yêu cầu của các thầy”.
Giờ xúng xính trong bộ đồ “tuyển thủ” của lớp đào tạo nhưng có vẻ như Hiếu chưa thật sự thoải mái. Hỏi ra mới biết em chưa quen với đôi giày đá bóng đúng quy chuẩn. Ở nhà, Hiếu vẫn thường đá chân trần cùng đám bạn, “xịn” lắm thì là đôi giày bata vải trong những lần đá ở giải trường. Thế nên, “đôi giày này xịn quá, em khó đi” – Hiếu cười nói.
Cũng như Hiếu, cậu học trò lớp 5 trường Tiểu học Lê Thành Phong ở quận Gò Vấp, TP.HCM cũng không hề thấy thoải mái với… đôi giày! “Em đá bóng từ lúc 5 tuổi đến giờ, toàn đá chân không ở ngoài khu phố hay sân trường thôi. Chỉ mới đây dự giải của quận em mới mang giày, vì ban tổ chức bắt buộc”, Phong hồn nhiên kể. Rồi vẻ đầy quyết tâm, cậu bé vừa tròn 10 tuổi nói: “Nhưng em sẽ quen thôi, vì cầu thủ là phải như thế. Em muốn sau này thành cầu thủ như anh Công Vinh, anh Quang Hải”.
Tiến bộ từng ngày
Trải qua vài buổi đầu tiên, khả năng nắm bắt bài giảng nhanh và thể hiện tốt các bài tập là điều mà 120 học viên được hội đồng huấn luyện đánh giá cao. Có được điều này, theo đánh giá của một thành viên ban huấn luyện, là nhờ vòng sơ tuyển đã được tổ chức chu đáo, kỹ lượng. Hội đồng tuyển trạch gồm nhiều chuyên gia, HLV bóng đá trẻ có uy tín trong và ngoài nước.
“Đây là những em thật sự có năng khiếu nổi bật về bóng đá, đặc biệt là có lòng say mê với môn thể thao này”, cựu tuyển thủ Việt
Một buổi tập luyện của khóa đầu lớp tài năng bóng đá trẻ. |
Hiện mỗi ngày lớp học được chia 2 nửa tập luyện sáng, chiều. Thời gian đầu của đợt huấn luyện, các học viên được tập với cường độ cao với nhiều bài tập.
Nguyễn Bình Nguyên (TP.HCM) là một trong 5 thủ môn của lớp đang miệt mài với trái bóng. Nguyên cho biết: “Thấy em có thể hình cao nên mấy thầy chọn làm thủ môn. Tập rồi cũng thấy thích làm thủ môn luôn. Mấy thầy nói em có khả năng nên em sẽ cố gắng thật nhiều”.
“Chúng tôi vui lắm, vì công sức bỏ ra đã được đáp lại khi các em tiến bộ từng ngày. Em nào cũng có chất lượng”, HLV Trần Minh Chiến cho biết thêm.
Theo chương trình đào tạo của PVF, sau 3 tháng (cùng với thời điểm hết kỳ nghỉ hè của các em), 120 học viên sẽ bước vào kỳ thi thứ hai để chọn ra 50 em có kết quả tốt nhất và chính thức ký hợp đồng huấn luyện trong 7 năm.
“50 em còn lại sẽ được đào tạo thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế, có thể chơi cho các đội tuyển Việt
Nhưng đó là chuyện của 7 năm nữa. Còn như bây giờ, các cầu thủ nhí vẫn đang rất hào hứng với lớp đào tạo được tổ chức bài bản từ giáo trình giảng dạy, giảng viên đến cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện lẫn điều kiện ăn ở, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi giải trí bổ trợ.
Anh Lê Văn Từ đến từ Huế, bố của học viên Lê Văn Điệp cho biết: “Dù biết cháu rất yêu thích đá bóng, có năng khiếu và mơ làm cầu thủ chuyên nghiệp, nhưng gia đình làm nông nên không thể đầu tư cho cháu học bóng đá được. May cháu trúng tuyển chương trình này, được đào tạo miễn phí mà điều kiện học lại tốt, nên tôi rất vui và yên tâm”.