Một thời tung hoành sân cỏ: Nỗi niềm Tư Lê
Trong biên niên sử bóng đá VN, có những cái tên đã đi vào ký ức của một thế hệ. Một thời tung hoành sân cỏ, rồi cũng có lúc họ về hưu hoặc treo giày vì những lý do khác nhau. Trong những câu chuyện trà dư tửu hậu, có lúc người hâm mộ đặt câu hỏi: Những cái tên nổi tiếng đó hiện đang làm gì, ở đâu? PV Thanh Niên đã đi tìm câu trả lời…
Trong biên niên sử bóng đá VN, có những cái tên đã đi vào ký ức của một thế hệ. Một thời tung hoành sân cỏ, rồi cũng có lúc họ về hưu hoặc treo giày vì những lý do khác nhau. Trong những câu chuyện trà dư tửu hậu, có lúc người hâm mộ đặt câu hỏi: Những cái tên nổi tiếng đó hiện đang làm gì, ở đâu? PV Thanh Niên đã đi tìm câu trả lời…
Trên sân cỏ ông tài hoa, điệu nghệ, chinh phục mọi khán giả. Thế nhưng ngoài đời, chân sút lẫy lừng một thời của bóng đá Sài Gòn lại vô cùng lận đận.
Chói sáng cùng Cảng Sài Gòn
Không biết từ lúc nào cái tên Tư Lê đã trở nên gần gũi, thân quen với người mê bóng đá Sài Gòn, đến mức rất nhiều người không biết đến cái tên khai sinh Lê Văn Tư của ông. Nhiều người cùng thế hệ cho rằng Tư Lê nổi lên đầu thập niên 70 thế kỷ trước khi còn khoác áo đội bóng đá Hải quân. Khi đó Tư Lê cùng với Trần Văn Xinh và Lê Văn Tâm (tức Tâm Huế, thân phụ Lê Huỳnh Đức) hợp thành hàng công hay nhất nhì miền
Vì sao có cái tên Tư Lê? Cựu danh thủ một thời vang bóng kể lại: “Hồi đó tôi đi
Tư Lê trong trận đấu giữa các cựu tuyển thủ – Ảnh: Thanh niên |
học, lớp có 2 người cùng tên Lê Văn Tư. Thầy giáo ghép tên với họ gọi là Tư Lê để phân biệt với bạn kia. Thế là khi ra sân chơi bóng ai cũng gọi tôi là Tư Lê, riết rồi chết tên luôn”. Nhưng cũng có thông tin cho rằng, ông chọn tên này để tránh “đụng hàng” với 2 cầu thủ, một là Nguyễn Văn Tư tức “Tư mũi tên vàng” và một là Trương Văn Tư, tức “Tư béo”. Tư Lê nói: “Đó là hai anh Tư mà tôi rất quý trọng. Song cái tên Tư Lê không phải ra đời để phân biệt với họ. Bởi anh Tư mũi tên vàng là đàn anh, là thần tượng của nhiều người trong đó có tôi, còn anh Tư béo đá cánh trái khác với tôi chơi trung phong”.
Chia tay sân cỏ, chạy vật tư
Hồi những năm sau giải phóng, khán giả TP.HCM mê bóng đá, yêu Cảng Sài Gòn hết chỗ nói. Mỗi khi đội Cảng Sài Gòn bước ra sân là từng cái tên được xướng lên với tiếng reo hò rộn ràng. Trong đó Tư Lê là cái tên gây chú ý mạnh thứ nhì chỉ sau Tam Lang. Một phần vì đội Cảng khi đó rất nhiều cầu thủ thấp người, như Ngôn, Xinh, Thà, ngay cả thủ môn Sáng, nên dáng cao ráo của Tư Lê và Tam Lang được chú ý nhất. Tuy nhiên, thật sự người ta thích Tư Lê vì phong cách chơi bóng tận tụy và có gì đó rất chân chất của ông. Tư Lê không có những miếng “để đời” kiểu vừa chạy vừa sút sấm sét như Cù Sinh, hay ngả bàn đèn như Võ Thành Sơn, nhưng bù lại ông có những pha đảo người rất nhanh mà nhiều người bấy giờ gọi là “điện xẹt” trong vòng cấm địa, “xỉa lỗ” qua hậu vệ đối phương rất tài tình và dù có bóng ở bất kỳ hướng nào cũng có thể tung ra những cú sút xuất thần.
Giải bóng đá Cửu Long năm 1976 và các giải hạng A toàn thành những năm 1977 đến 1980, cái tên Tư Lê đã kéo khán giả đến sân đông nghịt dù trận đấu diễn ra lúc trưa (13 giờ 30) hay chiều tối (19 giờ). Tư Lê nhớ lại: “Hồi đó làm gì có tivi màu, có truyền hình trực tiếp dữ dội như bây giờ nên người yêu
Đội trưởng Tư Lê gặp lại cầu thủ cùng thời – Tắc Sinh của đội Campuchia – Ảnh: nhân vật cung cấp |
bóng đá chỉ nghe tường thuật qua radio. Như thế cũng không sướng bằng việc đến sân để hòa mình vào không khí bóng đá, để chiêm ngưỡng các cầu thủ bằng xương bằng thịt. Chính nhờ nguồn động viên từ khán giả yêu thích nên chúng tôi thời đó mỗi lần ra sân là chơi rất hăng, chơi không biết mệt. Trận nào mà tôi không ghi bàn, không đóng góp được cho chiến thắng của đội là tối đó về ăn không ngon, ngủ không yên”.
Say mê bóng đá là thế, nhưng nghiệp bóng của Tư Lê lại lận đận. Tư Lê chia tay đội Cảng Sài Gòn vào năm 1982 với vốn lận lưng chỉ là kinh nghiệm cùng chút kiến thức từ những năm cống hiến trên sân cỏ. Ông kiếm sống bằng việc huấn luyện cho các lớp năng khiếu bóng đá Q.8, TP.HCM, rồi sau đó làm một chân chạy vật tư cho người bạn suốt gần 10 năm liền. Mãi đến những năm 1995, khi trường Đa Phước do cựu danh thủ Nguyễn Văn Mộng hình thành, ông được mời về để huấn luyện cho các lớp đàn em. Tư Lê kể: “Khi đó bóng đá thành phố đang bước vào giai đoạn thiếu hụt nguồn bổ sung trẻ có chất lượng nên từ tâm huyết của anh Mộng, mấy anh em chúng tôi đã không nề hà khó khăn để ngày qua ngày đào tạo ra nguồn kế thừa. Chúng tôi dạy gần như miễn phí, lương tôi thậm chí chỉ có 750 ngàn đồng/tháng, không đủ tiền xăng xe đi lại chứ nói chi đủ sống. Nhưng vì tình yêu bóng đá, chúng tôi đeo bám suốt mấy năm liền. Tuy Đa Phước tồn tại không lâu nhưng tôi có thể tự hào trong lứa đào tạo bước đầu này, có Phùng Công Minh bây giờ đang khoác áo Bình Dương”.
Tư Lê cho rằng, hồi xưa thế hệ của ông ra sân là chỉ biết cống hiến, chơi hết mình với tinh thần tự giác và kỷ luật luyện tập rất cao. Còn bây giờ “nhìn nhiều em có đầy đủ điều kiện nhưng chưa thành tài đã có tật mà chạnh buồn”. Tư Lê nhấn mạnh: “Tôi chỉ mong các cấp quản lý nên có cái nhìn thấu đáo và chăm sóc đội ngũ kế cận tốt hơn. Có như vậy thì mới không còn chuyện bóng đá TP.HCM mỗi lần bước vào mùa giải mới lại thấp thỏm âu lo vật lộn với chuyện trụ hạng như hiện nay”.
Lê Văn Tư, tức Tư Lê, sinh ngày 1.12.1942, bắt đầu chơi bóng từ cuối thập niên 1950, thi đấu cho Cảng Sài Gòn từ 1975 – 1982. Thành tích trong nước: á quân giải Cửu Long 1976, vô địch giải A1 TP.HCM nhiều năm sau đó. Thành tích quốc tế nổi bật: á quân SEAP Games 1973 ( thua Myanmar 2-3 trong trận chung kết). Không nhớ nổi đã ghi bao nhiêu bàn thắng. Hiện ông sống cùng các con trong căn nhà nhỏ ở đường Ba Đình, Q.8, TP.HCM. |