Nên kỷ luật nặng những người lớn, những người có trách nhiệm chứ không nên cấm các đội thi đấu !
Sau hàng loạt các scandal gian lận tuổi tại giải 2003 đã bị xử phạt nghiêm khắc, giải năm 2004 được đánh giá là thành công khi BTC không phát hiện ra một trường hợp vi phạm nào. ..
Sau hàng loạt các scandal gian lận tuổi tại giải 2003 đã bị xử phạt nghiêm khắc, giải năm 2004 được đánh giá là thành công khi BTC “; mso-fareast-font-family: “Times New Roman”; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA”>bóng đá thiếu niên nhi đồng toàn quốc 2005không phát hiện ra một trường hợp vi phạm nào. Tuy nhiên, sau một năm yên ổn, bước vào mùa giải năm nay, bóng ma gian lận tuổi lại quay trở lại và không những làm đau đầu các nhà tổ chức mà còn gây rất nhiều bức xúc trong dư luận.
Trả lời câu hỏi của người viết về vấn đề này, ông Vũ Quang Vinh, Phó Chủ tịch truyền thồng, đối ngoại Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhi Đồng, đồng thời cũng là Trưởng BTC giải khẳng định: SChúng tôi sẽ cương quyết ngăn chặn tệ nạn này và xử lý thật nặng những người có trách nhiệm đối với các đội bóng vi phạm để mang lại sân chơi trong sạch, công bằng và lành mạnh cho trẻ thơ⬝.
Ông Vũ Quang Vinh (giữa) |
PV: – Sau thành công tại giải 2004, những sai phạm về tuổi tác lại tái diễn trước VCK năm nay, mà điển hình là trường hợp của U13 Thừa Thiên Huế và U11 Quảng Ngãi. Phải chăng các hình phạt trước đây của BTC là chưa đủ mạnh để hoàn toàn loại bỏ tệ nạn này, hay còn có nguyên nhân nào khác, thưa ông?
Trưởng BTC giải Vũ Quang Vinh: Trên thực tế, năm 200,3 BTC giải đã làm rất mạnh, kiên quyết. Ngoài những hình thức kỷ luật của LĐBĐVN, UBTDTT cũng tiến hành một cuộc tổng rà soát đối với các trường hợp tiêu cực, gian lận tuổi tác trong thể dục thể thao. Giải năm 2004 được xem là một giải đấu trung thực, trong sáng, không có trường hợp gian lận tuổi nào. Tuy nhiên, bước sang giải đấu năm nay, tại một số bảng ở Vòng loại như Bảng 4 (Quảng Trị) đã phát hiện ra một số trường hợp sai phạm về tuổi, bao gồm đội U13 Thừa Thiên Huế và U11 Quảng Ngãi. Khi được BTC Bảng 4 báo cáo, BTC giải đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để tìm hiểu và xác minh vấn đề này. Qua Tiểu ban nhân sự – BTC giải do đồng chí Tạ Quang Huy (Bộ Công An) trực tiếp điều tra thì tính chất vi phạm của hai trường hợp trên hoàn toàn khác so với các năm trước. Nếu như trước đây, các HLV cố tình đánh tráo người và cố tình gian lận tuổi để có những cầu thủ tốt đá trong đội hình U13 hoặc U11, thì sai phạm của U13 Thừa Thiên Huế và U11 Quảng Ngãi chỉ là do lỗi gia đình các VĐV đã đăng ký khai sinh sai độ tuổi thực của các VĐV. Ví dụ như trường hợp của cầu thủ Đặng Thế Lâm (Thừa Thiên Huế) là do gia đình làm giấy khai sinh cho con quá muộn, mãi đến khi cháu đi học lớp 1, gia đình mới tiến hành làm giấy khai sinh nên dẫn đến sự chênh lệch 2 tuổi so với tuổi thực (6 tuổi thay vì 8 tuổi). Chính vì vậy những người có trách nhiệm ở đội bóng cũng vô tình bị sai theo.
Trường hợp của Quảng Ngãi cũng vậy, trong đội có một số VĐV thuộc vùng núi chiến khu cách mạng Ba Tơ ngày xưa, đa số là đồng bào dân tộc, nên việc khai sinh và quản lý hộ khẩu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc chênh lệch tuổi trong giấy khai sinh và tuổi thực của các cầu thủ cũng là chuyện thường gặp. Vấn đề ở đây là những người thành lập đội bóng đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác kiểm tra tuổi thật của các VĐV.
“không nên cấm thi đấu với các đội bóng Thiếu niên và Nhi đồng…” |
– Trong buổi kiểm tra chéo hồ sơ trước khi diễn raVòng loại bảng 7- Bến Tre, đã có một số ý kiến nghi vấn về hồ sơ của đội U13 Bạc Liêu, thực hư chuyện này là như thế nào?
+ Trường hợp của Bạc Liêu ở Bảng 7- Bến Tre, các VĐV đã có đủ hộ khẩu, học bạ nhưng khai sinh gốc lại nộp cho trường học, chưa lấy ra được nên chỉ mang đến bản sao, mà lại là bản sao của những năm trước. Tuy nhiên, theo quy định của BTC giải thì những bản sao gần với năm sinh 5 năm trở lại được coi là hợp lệ. Hiện nay, BTC giải đang yêu cầu không chỉ đối với đội Bạc Liêu mà đối với tất cả các đội bóng khác phải nộp hồ sơ gốc để BTC bắt đầu tiến hành kiểm tra vào ngày 29/06 tới.
Đối với hai trường hợp vi phạm là U13 Thừa Thiên Huế và U11 Quảng Ngãi, BTC đã có những thức xử lý gì?
+ Sau lễ bàn giao công tác giữa lãnh đạo LĐBĐVN khoá IV và lãnh đạo LĐBĐVN khoá V, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kỷ luật (HĐTĐKTKL) mới được thành lập. Khi đó, BTC mới đề xuất những vụ việc trên lên HĐTĐKTKL xem xét và xử lý. Trước mắt, U13 Thừa Thiên Huế bị loại khỏi giải, U11 Quảng Ngãi bị huỷ bỏ kết quả thi đấu. Đó là những biện pháp kỷ luật thuộc thẩm quyền của BTC giải.
– Các biện pháp kỷ luật năm nay có gì mới hơn so với các năm trước không, thưa ông?
Ngược dòng sự kiện: – Ngày 22/08/2003, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái đã gửi công văn đề nghị LĐBĐVN phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và các địa phương trong công tác phòng chống và xử lý các tiêu cực gian lận tuổi tại các giải bóng đá trẻ. Đối với các hình thức xử lý vượt quá thẩm quyền của LĐBĐVN thì báo cáo lại để UBTDTT làm việc với chính quyền các địa phương xử lý nghiêm khắc, cứng rắn, cương quyết không để tái diễn tình trạng gian lận tuổi tại các giải bóng đá trẻ. |
+ Những năm trước, các đội bóng vi phạm nghiêm trọng đều bị cấm thi đấu hai năm và đồng thời cấm làm nhiệm vụ đối với những người có trách nhiệm từ 3 đến 5 năm. Năm nay, dựa trên những kết luận điều tra thực tế, những trường hợp vi phạm đều không thuộc diện nghiêm trọng nên hình phạt sẽ nhẹ hơn. Tuy nhiên, tôi sẽ đề xuất với HĐTĐKLKL thuộc LĐBĐVN không nên cấm thi đấu với các đội bóng Thiếu niên và Nhi đồng. Nên kỷ luật thật nặng những người lớn, những người có trách nhiệm chứ không nên cấm các đội thi đấu, bởi đây không chỉ là sân chơi dành cho các em mà còn nhằm phát hiện những tài năng trong tương lai, nên việc cấm thi đấu nhiều năm tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào bóng đá trẻ tại các địa phương. Điều quan trọng là bản thân các em cũng không có tội tình gì cả và các em hoàn toàn có quyền hoà mình vào sân chơi sôi động này.
–Còn về công tác kiểm tra hồ sơ trước VCK năm nay?
+ Có thể khẳng định, trong tất cả các giải thi đấu thể thao trẻ, chỉ duy nhất giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc là được kiểm tra rất chặt chẽ, gắt gao kể cả về mặt Hồ sơ lẫn Sinh y học. Về mặt Hồ sơ, các VĐV phải có hộ khẩu gốc, giấy khai sinh gốc, học bạ gốc, bản xác nhận đúng lứa tuổi của nhà trường, của Công an Phường, Quận và bản cam kết của giám đốc Sở TDTT địa phương. Và để xác minh tính trung thực của Hồ sơ, BTC giải sẽ tiến hành phỏng vấn từng cầu thủ với những câu hỏi mang tính nghiệp vụ cao, mà dẫu có học thuộc lòng Hồ sơ, nhưng nếu không phải chủ nhân thực sự của những giấy tờ ấy, thì cũng sẽ bị Slộ tẩy⬝ ngay.
Về mặt Sinh y học, BTC giải vẫn sẽ tiến hành kiểm tra chặt chẽ 12 chỉ số sinh học như chụp xương bàn tay, cân đo, khám tuổi răng, các dấu hiệu phát dục..v..v. Ngoài ra, BTC còn bố trí riêng một bộ phận cán bộ chỉ làm nhiệm vụ quan sát thái độ của các HLV khi các cầu thủ được đưa và kiểm tra. Nếu thấy có biểu hiện lúng túng, nghi vấn, BTC sẽ kiểm tra thật kỹ lưỡng đội bóng của HLV đó. Với kinh nghiệm mấy năm qua, tôi chắc chắn rằng sẽ khó có trường hợp vi phạm nào mà lại không bị phát hiện.
“; mso-bidi-font-size: 12.0pt; mso-fareast-font-family: “Times New Roman”; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: EN-US; mso-bidi-language: AR-SA”>– Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi, chúc giải đấu dành cho Thiếu niên, Nhi Đồng toàn quốc thành công tốt đẹp và trở thành sân chơi lành mạnh, bổ ích của tuổi thơ trong mỗi dịp nghỉ hè!