Nguyên phó chủ tịch thường trực VFF Trần Duy Ly: Đã đến lúc cần phải xóa bỏ những lối mòn cũ
Tôi gặp nhân vật được coi là quyền lực nhất VFF trong 4 năm qua – cựu Phó Chủ tịch thường trực Trần Duy Ly, vào thời điểm ông chính thức từ nhiệm, trở về làm một NHM bình thường…
Tôi gặp nhân vật được coi là quyền lực nhất VFF trong 4 năm qua – cựu Phó Chủ tịch thường trực Trần Duy Ly, vào thời điểm ông chính thức từ nhiệm, trở về làm một NHM bình thường. Bên ngoài, các nhân viên VFF đang thay biển hiệu phòng Phó Chủ tịch, nhưng người ta vẫn thấy ông Trần Duy Ly làm việc đến tận phút 91. Vào những thời khắc cuối cùng ở nhiệm sở, ông tâm sự với chúng tôi về quãng thời gian nhiều sự kiện trong nhiệm kỳ của mình.
Nguyên phó chủ tịch thường trực VFF Trần Duy Ly |
– Ông đánh giá thế nào về VFF khoá IV? Điều ông rút ra sau 4 năm quản lý bóng đá là gì?
SLàm bóng đá không chỉ biết bóng đá⬝
Đó là một tập thể tốt. Chúng tôi luôn vì nhau, cùng làm hết sức mình với tâm nguyện phục vụ nền bóng đá nước nhà. ~ đó không có đấu đá, bè phái; tinh thần tập thể, đoàn kết được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, VFF khoá IV đã làm được những việc đáng kể. Chúng tôi đã nỗ lực để hình thành nề nếp làm việc mới. Đáng kể nhất là việc đưa bóng đá Việt Nam từng bước chuyển lên chuyên nghiệp. Chương trình kế hoạch được xây dựng đồng bộ. Bóng đá nước nhà đã có sự chuyển biến đáng kể. Điều đó thể hiện ở việc xã hội ngày một quan tâm hơn đến bóng đá.
Bên cạnh đó, nhiệm kỳ IV đã đưa ra được hướng đi cho những vấn đề rất mới của bóng đá chuyên nghiệp như chuyển nhượng cầu thủ. Chúng tôi đã đưa ra được Quy chế bóng đá chuyên nghiệp để làm cơ sở giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống bóng đá. Đã có những vụ việc gây tranh cãi như: Nguyễn Minh Phương, Lê Quang Trải, trần Quốc Trung, nhưng cuối cùng đều được giải quyết một cách êm thấm. Đi mãi cũng thành đường, giờ thì Quy chế bóng đá chuyên nghiệp ngày một hoàn thiện, đủ sức điều chỉnh những quan hệ của nền bóng đá.
Tuy nhiên, trong 4 năm qua, những người làm bóng đá đã có được những bài học sâu sắc. Nói một cách nghiêm túc hơn là chúng ta đã trả giá vì những sai lầm thuộc về nhận thức và thiếu kinh nghiệm thực tế. Thế nhưng, điều khiến tôi băn khoăn nhất khi chia tay VFF, chính là việc chưa phát triển được công tác đào tạo trẻ. Tất cả những gì đang có mới chỉ là khởi đầu, nó chưa đồng bộ và tương xứng với đòi hỏi của bóng đá nước nhà.
Tôi quan tâm nhiều đến những bài học kinh nghiệm sau tất cả những gì diễn ra. Hy vọng, những gì đúc rút được sẽ có ý nghĩa với nhiệm kỳ mới. Điều tôi nhận thức được chính là làm bóng đá không chỉ biết về bóng đá. Hiểu sâu về bóng đá và cần trang bị cho mình những kiến thức ở các lĩnh vực liên quan. Phải hiểu về truyền thông, đối ngoại, luật pháp⬦, hoặc phải biết tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia về từng lĩnh vực. Xã hội tiến lên phía trước như vũ bão và bản thân VFF không được phép biến thành ốc đảo. Tôi nhận ra điều này sau vụ Letard. Ngay sau đó, trong các hoạt động của mình, VFF luôn biết lắng nghe những đóng góp của công luận, đồng thời, tận dụng triệt để sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn.
– cảm giác của ông thế nào những khi phải hứng chịu rất nhiều búa rìu dư luận, thậm chí có lúc bị coi là tội đồ?
SSố đông không phải lúc nào cũng đúng⬝
Khi sức ép lớn nhất cũng là lúc tôi thấy mình bản lĩnh và trách nhiệm hơn. Đã có lúc tôi cảm thấy đau vì mình đã bị hiểu sai, thậm chí coi là tội đồ. Tôi không trốn tránh trách nhiệm, nhưng cảm thấy buồn vì một số người viết báo thiếu sự công tâm khi phán xét sự việc. Danh dự và uy tín của tôi đã bị huỷ hoại vì những phán xét mang tính suy diễn, thiếu tinh thần trách nhiệm. Tôi buồn và thất vọng vì điều đó. Tuy nhiên, trong lúc thất vọng nhất thì tôi cũng có được niềm tin từ các đồng nghiệp, người thân. Thậm chí, thủ trưởng cũ của tôi còn một mực khẳng định, với phẩm chất, năng lực của tôi thì không thể có việc một Trần Duy Ly Stội đồ⬝. Sự động viên an ủi của mọi người đã giúp tôi vượt qua được những thời khắc khó khăn nhất, cân bằng được trạng thái tình cảm. Tôi nhận ra một điều là không phải lúc nào số đông cũng đúng. Điều quan trọng là sống hết mình với công việc.
Lúc đó, bạn sẽ nhận được sự nể trọng của đồng nghiệp, người thân và một lúc nào đó dư luận sẽ hiểu, thông cảm. Tôi chỉ muốn nói một điều rằng, dù có tâm huyết đến mấy thì cũng khó lòng tránh khỏi những thiếu sót. Trước thất bại cần phải công tâm. Không thể phủ nhận 9 điều làm được chỉ vì 1 sai lầm. Khi người làm bóng đá sai sót, dư luận cần độ lượng tha thứ.
– Tại sao ông không tiếp tục gắn bó với bóng đá khi vẫn còn nặng lòng với nó?
SĐã đến lúc tôi phải rời khỏi vũ đài⬝
Khi trở về với tư cách của một người bình thường, không vướng bận với những trách nhiệm của VFF thì tôi có thời gian để nhìn lại mình hơn. Không quá tự kiêu nhưng tôi tự coi mình có những tư chất của nhà quản lý bóng đá. 38 năm gắn bó với thể thao và thời gian dài gắn mình với bóng đá tôi tự cho mình đã hiểu được bóng đá một cách ngọn ngành. Khả năng quản lý của tôi cũng không đến nỗi kém. Nhiệt tình, đam mê và trách nhiệm với công việc. Nhiều người bảo, anh bị sức ép thế thì hết mình với công việc để làm gì, ai sẽ ghi nhận những việc mình làm. Với trách nhiệm của một cán bộ, tôi không cho phép mình buông xuôi dù biết mình có lúc phải chịu bất công. Giờ thì tôi thanh thản trở về với cuộc sống của một NHM bình thường. Tôi không cảm thấy tiếc nuối vì những gì đã qua, đã làm và cảm thấy tự hào về những cống hiến của mình. Tôi thanh thản!
Với những gì đang có, tôi nghĩ mình có thể tiếp tục cống hiến cho bóng đá nước nhà, thậm chí làm tốt hơn khi đã có những bài học sâu sắc. Nhưng đã đến lúc phải rời khỏi vũ đài, nhường lại sứ mạng cho đội ngũ lãnh đạo trẻ hơn. Tôi muốn dành thời gian cho gia đình, bởi tôi không muốn vợ mình phải trải qua 1.500 ngày sống trong trạng thái thấp thỏm vì chồng có thể bị Svạch mặt gọi tên⬝ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, tôi sẽ đóng góp cho bóng đá nước nhà nếu được yêu cầu, nhưng quyết không nhận bất cứ chức danh nào ở nhiệm kỳ mới.
– Vấn đề được nhiều người quan tâm là chúng ta cần phải làm gì để phát huy được thắng lợi tinh thần của Đại hội V. Ông muốn nói gì với các lãnh đạo mới của VFF?
SCần xoá bỏ lối mòn⬝
BHC VFF cần phải thấy rằng mô hình tổ chức mới thực sự là sản phẩm cuả trí tuệ. Chỉ có đi theo mô hình này thì bóng đá Việt Nam mới có được thành công. Nên nhớ, mô hình VFF đã được thông qua thể hiện xu hướng hội nhập, nhưng cũng đã tính đến điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam. Thấy mô hình VFF hay, đúng và có giá trị cho bóng đá nước nhà để tuân theo thì mới có động lực để thực hiện những điều đã được thông qua. Theo tôi, cần phải tuyệt đối tôn trọng tinh thần của Đại hội V đó là chia bộ máy VFF thành hai cấp Quản lý và Điều hành. Nếu không phân định được rạch ròi hai cấp thì rất dễ trở về với những quan niệm cũ. Suốt 20 năm qua, những người làm bóng đá quen với cách thức tổ chức cũ nên đổi mới sẽ rất khó khăn. Nhưng không phải vì thế mà bỏ qua cơ hội tiếp cận với cái mới.
Trong mô hình mới, vai trò của TTK và các ban chức năng có ý nghĩa tiên quyết đối với thành công của VFF. TTK cần phải khẳng định vai trò của mình trong công tác điều hành. Tôi nghĩ, ngoài nỗ lực của cá nhân TTK Trần Quốc Tuấn thì anh rất cần sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, đặc biệt là Ban thường trực. TTK Trần Quốc Tuấn cần chủ động trong công việc, xây dựng được Quy chế làm việc giữa các phòng, ban chức năng. Điều cốt tử là phải nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng trong nhiệm kỳ IV, bộ máy giúp việc của VFF chưa hoạt động hiệu quả. Lãnh đạo không nhận được những tham mưu kịp thời trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong tình hình mới, bóng đá là một nghề nhạy cảm, luôn đối diện với sức ép thì đòi hỏi mỗi nhân viên chuyên trách cần phải hoàn thiện mình. Đã đến lúc phải xoá bỏ những lối mòn cũ. Các phòng, ban phải thực sự là chỗ dựa cho TTK trong điều hành công việc chung. Nếu không có được những chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và giỏi nghiệp vụ thì rất có thể VFF sẽ lặp lại những sai lầm như trước đây.
– Xin cảm ơn và chúc ông vui vẻ!