Tiến tới Đại hội LĐBĐVN nhiệm kỳ V: Thử bàn về mô hình và cơ chế hoạt động của VFF khoá V Thử bàn về mô hình và cơ chế hoạt động của VFF khoá V
Kỳ 1: Nhìn lại thực trạng bóng đá Việt Nam
10/05/2005 00:00:00
Bóng đá Việt Nam đã trải qua lịch sử trên 110 năm hình thành và phát triển, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, trong đó quá trình hình thành bóng đá bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp chỉ mới bắt đầu từ trên dưới 10 năm trở lại đây; Sự phát triển bóng đá bán chuyên nghiệp ở Việt Nam thời gian qua cho thấy nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đang đặt ra cho các nhà quản lý. Nói đúng hơn, nhu cầu phát triển bóng đá ở nước ta đang đặt ra trước toàn thể cộng đồng bóng đá nước nhà những bài toán cải cách nhiều lời giải mà chúng tôi mạnh dạn tìm cách trình bày một số suy nghĩ bước đầu dưới đây để cùng góp tiếng nói chung cho công tác định hướng chiến lược bóng đá trong những năm sắp tới.
Đội tuyển Quốc gia Việt Nam |
– Thất bại cay đắng tại Tiger Cup.
– Thua kiện Letard dẫn đến vụ bồi thường 3 tỉ đồng làm ảnh hưởng đến uý tín của bóng đá Việt Nam.
– Chính phủ hai lần ra chỉ thị về việc kiểm điểm các cá nhân có sai phạm và chỉ đạo tiến hành đại hội sớm LĐBĐVN nhiệm kỳ V. Một số cá nhân các quan chức chủ chốt của LĐBĐVN nhiệm kỳ IV bị kỷ luật.
Thế nhưng, công bằng nhìn lại, trong nhiệm kỳ IV, các nhà qun lý bóng đá Việt Nam đã làm được một số công việc đáng ghi nhận:
– Sau gần 20 năm đổi mới và hội nhập phát triển, thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá nói riêng đã có những bước phát triển phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội góp phần phục vụ thiết thực đời sống tinh thần của nhân dân. Nhiệm kỳ IV bắt đầu từ tháng 8-2001 đến nay đã được 3 năm 10 tháng. Cùng với nhiệm kỳ II và nhiệm kỳ III trước đó, bóng đá Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình nằm trong nhóm các nước dẫn đầu khu vực Đông Năm Á (nhiều lần đoạt huy chương Bạc và Đồng).
– Bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam đã và đang trải qua 5 mùa thử nghiệm với nhiều bài học bổ ích, thậm chí tuy có lúc đắt giá.
– Sau 3 nhiệm kỳ (II, III, IV) các nhà quản lý điều hành bóng đá Việt Nam đã có nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình điều hành phát triển bóng đá, những kinh nghiệm ấy sẽ là bài học thiết thực và sẽ được kế thừa có chọn lọc trong nhiệm kỳ V sắp tới.
– Hơn bao giờ hết bóng đá đã trở thành một vấn đề xã hội lớn; Bóng đá nhận được sự quan tâm rộng rãi và sự ưu ái lớn của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội hiện đại. Mọi hoạt động thành bại của bóng đá Việt Nam, của bản thân LĐBĐVN đều được xã hội Sđể mắt đến⬝ nghĩa là được giám sát và đánh giá một cách chặt chẽ, nghiêm khắc.
Bóng đá luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của người hâm mộ |
Đó là những mặt thuận lợi của thực trạng BĐVN, nhưng mặt khó khăn cũng không phải là ít, chúng ta thử xem:
Sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật số hoá, của điện tử truyền hình số hoá kéo theo tính toàn cầu hoá mạnh mẽ của Bóng đá thế giới đã và đang là một thách thức lớn đối với thị trường bóng đá ở Việt Nam (đặc biệt trong việc thu hút các cổ động viên đên sân bãi xem thi đấu hàng tuần). Các giải bóng đá có chất lượng cao của thế giới ngày càng được các nhà marketing của các phương tiện thông tin đại chúng khai thác triệt để, chuyển tải rộng rãi với thời lượng và tần suất dày đặc, trong khi đó bóng đá Việt Nam (V.League và hạng Nhất) chất lượng còn thấp, trong khi thời gian rảnh rỗi của người lao động và người hâm mộ Việt Nam lại còn quá ít.
LĐBĐ Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp đòi hỏi tính xã hội hoá và tính nghề nghiệp cao nhưng thể chế xã hội và những cơ chế đảm bảo cho hoạt động của LĐBĐVN vẫn còn nhiều bất cập, còn thiếu tính đồng bộ. Nói trắng ra, Bóng đá Việt Nam hiện vẫn còn bị đặt sang Sbên lề⬝ cuộc sống theo đúng nghĩa của Sthể chế⬝ và của Squản lý⬝.
Bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam đã và đang trải qua 5 mùa thử nghiệm với nhiều bài học bổ ích |
Mô hình tổ chức, bộ máy và nhân sự cùng với các cơ chế, thiết chế hoạt động, vận hành, điều hành của LĐBĐVN và các tổ chức thành viên vẫn chưa được hoàn chỉnh, thống nhất và đang trong quá trình thử nghiệm, tìm kiếm sự thích ứng với thời đại. Hiện tại LĐBĐVN đang có: 12 CLB chuyên nghiệp, 12 CLB hạng Nhất, 16 CLB hạng Nhì, 6 CLB bóng đá Nữ, 22 Liên đoàn địa phương với tổng số ước tính trên 2.000 hội viên cá nhân (không có thẻ hội viên) hoàn toàn không có Liên đoàn bóng đá khu, vực vùng, miền. Mối liên hệ giữa các tổ chức, các thiết chế và các hội viên đối với LĐBĐVN hiện đang rất lỏng lẻo và thiếu nghiêm trọng những hành lang pháp lý để hoạt động có hiệu quả.
Trong bối cảnh kinh tế – xã hội ở Việt Nam còn phát triển chậm (GDP đầu người năm 2004 mới đạt 530 USD tức xếp vào diện nước nghèo, tốc độ tăng trưởng năm 2004 nước ta đạt 7,6%, xuất khẩu 25,1 tỉ USD, nhập khẩu 27 tỉ US, bội chi ngân sách 5%, và hiện Việt Nam đứng dưới 179 nước về tỉ lệ dân số thành thị với 26,2%- theo Viện Nghiên cứu kinh tế TW và Tổng cục Thống Kê). Dự báo phải 20 năm nữa nước ta mới đạt GDP khoảng 2020 USD/người tức là bằng mức nước trung bình nghèo của thế giới. Tất cả các chỉ số trên của Việt Nam đều thua chỉ số của các nước hàng đầu ở Đông Nam Aù hiện nay như Singapore, Thái Lan và Malaysia… Đó cũng là bối cảnh mà Bóng đá VN phải cần đến STầm nhìn châu Á⬝ của AFC.
~ điểm trên chúng tôi thấy cần phải bình luận thêm: Nếu như Ngài Velappan với những ý tưởng táo bạo và mô hình hoàn mỹ như chúng ta thoạt tưởng, thì có lẽ bóng đá ở khu vực Sđồng chiêm trũng⬝ Đông Nam Aù sẽ sớm vượt lên trên Ssố phận⬝ thấp kém hiện nay, và có lẽ Thái Lan, Malaysia trong thời gian tới sẽ nhanh chóng là những quốc gia đầu tiên đạt được những vị trí cao ở châu Á. Có một chân lý chúng ta cần phải thừa nhận: Có nhiều tiền chưa hẳn có bóng đá đỉnh cao, vì chất lượng bóng đá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Vấn đề tài chính của LĐBĐVN luôn luôn là đề tài bàn luận của các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Dư luận thì luôn có khuynh hướng quy kết võ đoán rằng LĐBĐVN không biết làm kinh tế, luôn luôn thiếu nhà tài trợ, việc bê bối tài chính cũng luôn là đề tài nóng hổi của báo trong nhiệm kỳ IV; Các quan chức của LĐBĐVN thì luôn có ý biện minh rằng họ trong sạch và thậm chí luôn đem lại những ngân khoản kếch xù cho Liên đoàn. Chẳng hạn như: SNguồn thu trong các năm 2002, 2003, 2004 diễn biến khá phức tạp, không ổn định. Nhưng về cơ bản hoạt động tài chính của LĐBĐVN vẫn đảm bảo phục vụ tốt cho các nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu, cân đối được thu chi và tăng thêm nguồn dự trữ để chuyển sang nhiệm kỳ V (tổng thu 3 năm là 100,475 tỉ đồng, tổng các khỏan chi là 94,969 tỉ VNĐ)⬝.
Bạn đọc cần biết rằng: nhiệm kỳ II nguồn thu ước tính trên 40 tỉ VNĐ, nhiệm kỳ III nguồn thu ước tính trên 60 tỉ VNĐ. Như vậy nguồn thu của nhiệm kỳ 4 đã là rất đáng khích lệ. Cho dù nguồn thu này còn có khả năng tăng nữa nếu LĐBĐVN biết cách làm. Theo các chuyên gia tài chính đánh giá, thì thương hiệu của Bóng Đá Việt Nam hiện nay chí ít cũng tưng đương với 2 triệu USD đến 2,5 triệu USD, tức dao động từ 160 tỉ đến trên 200 tỉ đồng. Hiện các nhà thầu về tài trợ như IMG Strata…và các thương hiệu lừng danh như Toyota, Huyndai, Canon, Cocacola, Sony…vẫn chưa thấy vào cuộc. Nhưng có điều chắc chắn rằng tính thương mại hoá và tính chuyên nghiệp hoá của V.League và hạng Nhất là một tiềm năng lớn trong cái mà ta gọi là thị trường Bóng đá Việt Nam.
Điểm qua những mặt của thực trạng bóng đá Việt Nam hiện nay như trên, để từ đó chúng ta thử tìm lối ra cho những quyết sách lớn, trong đó có vấn đề mô hình và cơ chế hoạt động của LĐBĐVN trong những năm sắp tới mà chúng tôi sẽ đề cập tới trong các phần mục sau.
ĐẶNG LAM SƠN
(Còn tiếp)